LÊ XUÂN QUANG - Xuân Diệu và 2 bài thơ ”Tình Trai” (Tiếp)
Cũng phải nhiều năm sau khi Tô Hoài hoàn thành CBCA, nhất là khi
Xuân Diệu đã về cõi vĩnh hằng, không khí văn trường Việt Nam đã cởi mở hơn – CBCA mới được xuất bản, quảng bá và độc gỉa yêu
Dế mèn Phiêu Lưu Kí, yêu thơ tình
Xuân Diệu mới được đọc các trang bút kí sinh động của Tô Hoài, qua đó biết đến
Xuân Diệu một cách đầy đủ hơn...
Đó là về sau này.
Còn bây giờ, chúng ta cùng nhau trở lại thời điểm 1965 của thế kỉ 20, lúc bài thơ EM ĐI – có thể coi là bài Tình Trai thứ 2 của
Xuân Diệu - ra đời.
Sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ (tháng 2 năm 1965), cuộc chiến tranh bằng không quân của Hoa kỳ với miền Bắc dần ác liệt rồi đẩy tới tới điểm đỉnh. Toàn miền Bắc rùng rùng chuyển động, vào cuộc chiến bằng tổng động viên lần thứ nhất. Hàng trăm nghìn thanh niên ra trận... Cuộc chia tay của nhà thơ với chàng trai Hoàng Cát diễn ra trên sân Ga Hàng cỏ khiến Thi sĩ xúc động mãnh liệt. Sau những ngày "tình trai’’ bị nén lại… bây giờ - dù tóc đã điểm sương (2), đã có danh vị, thứ hạng trên thi đàn miền Bắc, (3)
Xuân Diệu mạnh dạn bứt ra trước đè nén của quá khứ, từ buổi tiễn đưa trở về: EM ĐI - ra đời.
Bài thơ như giải tỏa của nỗi lòng đã từ lâu bị ức chế, giờ bộc phát trước khung cảnh chia li, tiễn biệt. Thời đó, dù giữ kín trong lòng, người đi tiễn thân nhân ra trận, đa số đều nghĩ cuộc ra đi của những chàng trai tràn đầy sức thanh xuân, có thể không có ngày về, như câu nói của người xưa, ai nấy đều tâm đắc:
Cổ lai chinh chiến kỉ nhân hồi? (Xưa nay ra trận mấy ai về).
Viết xong EM ĐI, tác giả vẫn không công bố. Có lẽ những ấn tượng nặng nề năm xưa (…) vẫn chế ngự ông. Phải 24 năm sau - Tết Kỷ Tỵ năm 1989, khi tác gỉa EM ĐI đã vào cõi vĩnh hằng - Báo Nhân dân mới đăng tải bài thơ, lục được từ trong di cảo của
Xuân Diệu.
Nếu
Tình Trai chỉ là lí giải về tình yêu Đồng Tính, thì EM Đi là lời tha thiết yêu thương… yêu thương nồng nàn của "một phụ nữ’’ - có thể xem như lời của người Chị tiễn em lên đường, lời của người yêu tiễn người yêu, lời của người vợ tiễn chồng vào chiến trường…
(
Phải chăng, Hoàng Cát - Xuân Diệu đề tựa trong EM ĐI - chính là anh thương binh Hoàng Cát, nhà Văn, với cái án văn chương Cây Táo Ông Lành - không có văn bản phán quyết gần 30 năm) ?
Nếu ta thay, hoán đổi 2 đại từ nhân xưng ‘’ANH’’ - ‘’EM’’ trong EM ĐI – cho nhau. Nếu trí tưởng tượng của người đọc bay bổng hơn… sẽ nhận ra nhà thơ như người phụ nữ - đang nói với người chồng, người yêu - khi chia tay.
Từ những thập niên 50, 60, 70 của thế kỳ 20 - hiện tượng Đồng tính luyến ái ở miền Bắc rất ít thấy. Hoặc có, nhưng người bị bệnh cố dấu diếm, ráng chịu một mình. Tôi nhớ rõ, ở Hà Nội chỉ nổi lên 2 người, dân Bắc gọi là ‘’Đồng cô’’. Một người trẻ tuổi, đang học đại học bỗng chuyển giới tính. ‘’Cô’’ (Anh) - con một ông chủ giầu có, có cửa hàng to lớn nằm trên một đại lộ sầm uất ở trung tâm thủ đô. Người kia là chủ một quán phở mọc… Điều thú vị khiến nhiều người tới cửa hàng ăn của ông chủ này thưởng thức bát phở Mọc ngon có tiếng - thì ít, mà xem mặt ’’Đồng cô – ông chủ‘’ - thì nhiều. Xem, gặp mặt xong, ai cũng cảm thấy lạ vì ‘’Đồng Cô’’ vẫn có vợ, có con. Nhưng tính cách, nói năng khi bán hàng, quan hệ giao tiếp với xung quanh, thì… "ông’’ hoàn toàn giống một "Bà’’ bán phở thực thụ…
Dư luận rộng rãi của xã hội và những người yêu quí
Xuân Diệu không biết gì về việc chuyển giới tính của ông - ngoại trừ số ít trong giới nhà văn, nhà thơ. TÌNH TRAI được nhắc lại, EM ĐI, Cát Bụi Chân Ai được công bố… có thể coi đó là tư liệu quan trọng, là lời khẳng định… liên quan đến cuộc đời đầy bi kịch cá nhân của thi sĩ tài danh bị Đồng tính luyến ái.
Qua bài thơ EM ĐI, tin rằng lúc đó tình cảm của Thi sĩ thật rạt rào, vượt lên trên tất cả để viết được những dòng yêu thương đằm thắm, làm người đọc xúc động, ray rứt.
EM ĐI dài 24 câu, 6 khổ, thể thất ngôn tứ tuyệt:
EM ĐI
Tặng Hoàng Cát
Em đi, để tấm lòng son mãi...
Như ánh đèn chong, như ngôi sao
Em đi, một tấm lòng lưu lại
Anh nhớ thương em, lệ muốn trào.
Ôi Cát! Hôm vừa tiển ở ga
Chưa chi ta đã phải chia xa!
Nụ cười em nở, tay em vẫy,
Ôi mặt em thương như đoa hoa!
Em hỡi! đường kia vướng những gì
Mà anh mang nặng bước em đi!
Em ơi ! anh thấy như anh đứng
Ôm mãi chân em chẳng chịu lìa.
Nhưng bóng em đi khuất khuất rồi,
Đứt lìa khuc ruột của anh thôi
Tình ta như mối dây muôn dặm
Buộc mãi đôi chân dẫu cách rời.
Em hẹn sau đây sẽ trở về
Sống cùng anh lại, những say mê...
Áo chăn em gửi cho anh giữ,
Xin gửi cùng em cả hẹn thề!
Một tấm lòng em sâu biết bao
Để anh thương mãi, biết làm sao
Em đi xa cách, em ơi Cát!
Em chớ buồn, nghe! Anh nhớ, Yêu!
Đêm 11/7/1965 - 23 giờ 30
(Báo Nhân Dân số têt Ky Ty 1989).
Xuân Diệu từ biệt chúng ta đã gần 30 năm (1985 - 20130.
Cho tới khi nhắm mắt xuôi tay, nhà thơ tài danh của giòng Thơ Tình, Việt Nam - vẫn chỉ để lại hình ảnh đẹp, rực rỡ trong con mắt người yêu thơ. Ai biết đâu, đời ông lại nhiều bi kịch cá nhân đên thế? Thiết nghĩ, người yêu thơ
Xuân Diệu cần biết rõ về ông hơn những gì đã bị thời gian xóa nhòa… bị che đậy trong đau khổ, ức chế…
Chúng ta đọc tác phẩm ông viết, những trang tư liệu chân thực về ông, càng thêm thương tiếc cho một đời Thơ tài hoa, khi tạo hóa không cho được hưởng quyền sống như mọi người bình thường khác khiến Thi sĩ phải âm thầm chịu đựng, kìm giữ, che đậy suốt cuộc đời.
Bài viết này là bó hương thắp, cúng "
Vua thơ Tình
, Chúa thơ Yêu’’. Liệu ở nơi chín suối, nhà thơ có sẽ ngậm cười, vì ngày hôm nay độc giả yêu quí ông, biết rõ hơn về ông - không? Họ hiểu hoàn cảnh bi thảm của một con người tài năng, bị bệnh tật, lại càng thương, nhớ Thi sĩ hơn!
Nguyễn Du - Nhà thơ lớn của dân tộc, đã giãi bày nỗi lòng, lo lắng lúc sắp trở về cõi hư không - bằng 2 câu thơ, làm người đọc Việt Nam xúc động:
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
Tạm dịch:
Ba trăm năm nữa còn ai nhớ,
Đời có còn ai khóc Tố Như?
Người yêu Văn Thơ Việt Nam - các thế hệ đời đời nối tiếp - Đã, Đang và Sẽ vẫn yêu thích Truyện Kiều, vẫn nhớ tác giả Tố Như. Hơn 70 năm qua, người yêu thơ tình Việt Nam cũng đã đọc, say mê Thơ
Xuân Diệu. Tin rằng trong tương lai sẽ tiếp tục có nhiều ngươi đọc, nghiên cứu và… "khấp’’
Xuân Diệu, như đã từng "khấp’’ Đại Thi hào dân tộc: Nguyễn Du - Tố Như!
05.08.2007 – 5.10.2013
LXQ
____________
(1) – Những dòng in nghiêng của đoạn văn này, lấy trong Cát Bụi Chân Ai của Tô Hoài , trang 240 – 243 - NXB Hội Nhà Văn năm 2000.
(2) –
Xuân Diệu sinh năm 1917. Hoàng cát sinh năm 1942.
(3) - Trong tập sách 101 chuyện vui các nhà văn hiện đại – NXB Văn Hóa Thông tin - của nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi,
Xuân Diệu tự xếp vị trí cho mình đứng thứ 2 trong làng thơ Miền Bắc - Việt Nam. Câu chuyện vui của Nguyễn Bùi Vợi như sau:
(…
Một lần tôi hỏi Xuân Diệu: Thưa anh, nếu chọn 5 nhà thơ hiện đại tiêu biểu thì anh chọn những ai?
Xuân Diệu nói ngay không một chút ngập ngừng: Thứ nhất: Tố Hữu, thứ nhì: Tớ! Thứ ba: Huy Cận! Thứ tư: Chế Lan Viên! Thứ năm: Phần – nào - Tế Hanh.
- Còn nếu tính từ người thứ sáu đến người thứ mười?
Xuân Diệu đưa hai tay lên trời: 14 toa đen… 14 toa đen!
(Toa đen là Toa xe lửa dùng để chở hàng hóa, thường bẩn thỉu, nhếch nhác…)