Bài thơ Tự sự - Lưu Quang Vũ

xanhngoc

Well-known member

Bài thơ: Tự sự​

Nhà thơ: Lưu Quang vũ

Dù đục dù trong, con sông vẫn chảy
Dù cao dù thấp, cây lá vẫn xanh
Dù người phàm tục hay kẻ tu hành
Vẫn phải sống từ những điều rất nhỏ

Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm
Đất ấp ôm cho mọi hạt nảy mầm
Những chồi non tự vươn lê tìm ánh sáng

Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Chắc gì ta đã nhận ra ta
Ai trong đời cũng có thể tiến xa
Nếu có khả năng tự mình đứng dậy

Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy
Không chỉ dành cho một riêng ai.

Bài thơ Tự sự - Lưu Quang Vũ.jpg
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

tinhcoi

Administrator
Thành viên BQT

Bài thơ: TỰ SỰ - Tác giả: - N3 - Nguyễn Ngọc René​

Tiếng ca đó vào thời còn bé
Giọng ngọt ngào ru trẻ ngủ yên
Giấc nồng bóng mẹ như tiên
Bờ vai ốm yếu nghiêng nghiêng xế chiều
.
Làng thôn dã đìu hiu tre trúc
Đời đơn sơ hạnh phúc đủ ăn
Vui cười lòng trẻ tung tăng
Học hành chăm chỉ cũng hăng chơi nhiều
.
Rất nổi tiếng từng chiêu quậy phá
Một trai thôi nên Má rất cưng
Tề Thiên Đại Thánh vang lừng
Không ai còn nhớ đã từng tên chi
*
Đúng sáu bảy cũng vì sự học (1967)
Bỏ làng thôn thân tộc lên thành
Sài Gòn trung học mây thanh
Nỗi niềm nhớ mẹ tre xanh quê nhà
.
Trường Quận Bảy mặn mà tình bạn
Mê văn nên lãng mạn làm thơ
Điệu vần sao quá chơ vơ
Biết yêu hơi sớm vương tơ mộng nhiều
.
Nay tự sự bao nhiêu thôi đấy
Biết nói gì cày cấy cả ngày
Vần thơ từng bữa lai rai
Ngồi xe gom chữ đường dài vào mơ...

-N3- Nguyễn Ngọc René - Paris 23/11/2015
 

tinhcoi

Administrator
Thành viên BQT

Bài thơ: Đôi Lời Tự Sự - Tác giả: -N3- Nguyễn Ngọc René​

Thơ miễn phí chúng ta cứ viết
Chữ quê nhà tiếng Việt cứ tuôn
Khen chê huyền ảo do nguồn
Tốt thì khai triển , xấu luôn đề phòng ...
.
Có những kẻ chỉ mong châm chích
Rõ lòng người ngỗ nghịch ta đây
Sao không tin nhắn vơi đầy
Tỏ bày hơn thiệt cùng xây vần tình...
.
Dòng song thất lung linh ta thảo
Hồn thơ này để dạo nguồn cơn
Mặc người phê phán .. không sờn
Thơ về cứ viết non sơn phỉ lòng
.
Những kẻ xấu chớ mong ba xạo
Nếu giỏi thì giúp tạo hay hơn
Hay là ganh tị dỗi hờn
Chích châm vốn nghiệp mà trơn rỗng đầu...
.
Những thứ đó nông sâu chẳng học
Ít khiêm nhường gậy thọc bánh xe
Không là danh phận ông nghè
Nghề châm chích ấy sao nghe buồn cười...
.
Dòng song thất vui tươi , sầu muộn...
Ý thơ nên nào muốn được đâu
Phận hèn trăm việc dãi dầu
Đôi hàng tự sự thành câu nhặt về....

-N3- Nguyễn Ngọc René - Paris - 18/09/2016
 

tinhcoi

Administrator
Thành viên BQT

Đề đọc hiểu Tự sự – Đề số 1:

Đọc bài thơ sau đây và thực hiện yêu cầu:
(Tự sự – Lưu Quang Vũ).

Câu 1/ Xác định thể thơ của bài thơ trên.

Câu 2/ Bài thơ sử dụng những biện pháp tu từ nào?

Câu 3/ Em hiểu gì về hai câu thơ:

Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó,
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm.

Câu 4/ Trình bày suy nghĩ của em về khổ thơ cuối của bài thơ (trình bày trong khoảng 10-12 dòng).

Lời giải:

Câu 1:
Thể thơ tự do.

Câu 2: Các biện pháp tu từ : Đối lập tương phản ; nhân hóa ; ẩn dụ ; so sánh.

Câu 3: Ý nghĩa hai câu thơ:

Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó,
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm.

Cuộc sống luôn chứa đừng những điều đối lập nhau : hạnh phúc xen lẫn khổ đau ; niềm vui, nụ cười xen lẫn giọt nước mắt ; thành công xen lẫn sự thất bại ; cơ hội xen lẫn thách thức, khó khăn…. Đôi khi chúng ta sẽ gặp phải những nỗi buồn, sự thất bại, khó khăn, trở ngại và những điều ấy dễ làm ta có những ý nghĩ tiêu cực, ca thán cuộc đời không như mình mong muốn (Chê cuộc đời méo mó). Những lúc như vậy thay vì ca thán, trách cứ số phận ta hãy làm thay đổi hoàn cảnh bằng chính nghị lực, sự nỗ lực, quyết tâm của ta (Tròn ngay tự trong tâm).

Câu 4: Phần trình bày của thí sinh cần đảm bảo cấu trúc một đoạn văn, nêu được ý nghĩa của khổ thơ cuối: Cuộc đời luôn công bằng với sự nỗ lực, quyết tâm của mỗi người. Những gì bạn gieo ngày hôm nay sẽ là thành quả bạn gặt hái được ngày mai. Đứng dậy sau những thất bại, vấp ngã là điều ta nên làm thay vì chán chường, thất vọng rồi gục ngã. Hạnh phúc như bầu trời vậy, không dành riêng cho ai. Ai cũng có cơ hội nắm bát hạnh phúc, cơ hội thành công nếu ta biết vươn lên, kiên cường trong giông tố, khó khăn, thử thách.

…………………………..

Đề đọc hiểu Tự sự – Đề số 2:

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
(Tự sự – Lưu Quang Vũ).

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?

Câu 2. Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ đầu của văn bản. Nêu ngắn ngọn tác dụng của các biện pháp tu từ đó.

Câu 3. Anh/ Chị hiểu như thế nào về hai câu thơ: “Nếu tất cả đường đời đều trơn láng/ Thì chắc gì ta nhận được ra ta”.

Câu 4. Câu thơ nào trong văn bản khiến anh/ chị ấn tượng nhất? Vì sao?

Lời giải:

Câu 1
. Phương thức biểu đạt của văn bản: nghị luận
  • Điểm 0,5: Ghi lại đúng phương thức biểu đạt
  • Điểm 0: Trả lời không đúng hoặc không trả lời
Câu 2. Các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ đầu của văn bản: Điệp ngữ, liệt kê, đối

Tác dụng của các biện pháp tu từ :
  • Từ những điều tất yếu trong cuộc sống, nhà thơ khẳng định: cho dù điều kiện trái ngược nhau nhưng mọi sự vật vẫn đi theo quy luậy cảu nó
  • Câu thơ có nhịp điệu, sinh động hơn
  • Điểm 1: Xác định được các biện pháp tu từ (0,5 điểm), Nêu được tác dụng theo cách trên hoặc diễn đạt theo cách khác nhưng hợp lý, thuyết phục
  • Điểm 0,5: ghi được biên pháp tu từ, không nêu tác dụng
  • Điểm 0,25: ghi được 1 biện pháp tu từ, không nêu được tác dụng
  • Điểm 0: Trả lời không đúng hoặc không trả lời
Câu 3. Anh/ Chị hiểu như thế nào về hai câu thơ: “Nếu tất cả đường đời đều trơn láng/ Thì chắc gì ta nhận được ra ta”.

– Đường đời trơn láng: cuộc sống thuận lợi, may mắn
– Ta nhận ra ta: hiểu được bản thân mình
=> Ý Cả câu: nếu trong cuộc đời, ta gặp nhiều thuận lợi, không hề gặp bất cứ khó khăn nào thì con người không thể biết được những khả năng và giá trị thực của bản thân minh


Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.
  • Điểm 1: Nêu đầy đủ 3 ý như trên diễn đạt rõ ràng
  • Điểm 0,75: Nêu được 3 ý như trênnhưng chưa đầy đủ nhận xét chưa có sức thuyết phục.
  • Điểm 0,5: Có ý nhưng không rõ ràng
  • Điểm 0,25: có đề cập vấn đề song không rõ
– Điểm 0: Không có câu trả lời.

Câu 4. Câu thơ nào trong văn bản khiến anh/ chị ấn tượng nhất? Vì sao?

Học sinh chọn 1 hoặc vài câu thơ . Giải thích cách lựa chọn của mình
  • Điểm 0,5: ghi được câu thơ và giải thích hợp lý
  • Điểm 0,25: ghi được câu thơ, không giải thích
  • Điểm 0: không ghi hoặc không trả lời
………………………………………

Cùng tham khảo các đề đọc hiểu tác phẩm Tự sự để làm quen với các dạng câu hỏi đọc hiểu về văn bản này trong các kì thi em nhé!

Đăng bởi: thcs Hồng Thái
 
Xem nhiều nhất cùng tác giả
Tác phẩm mới cùng tác giả
Top Bottom