Còn nhớ cách nay cũng đã khá lâu, một bút nhóm trẻ của một trường trung học phổ thông trong tỉnh, có tập hợp một số bài thơ đưa nhờ đọc, góp ý. Bận nhiều việc, nhưng tôi tranh thủ đọc ngay, và sau đó đã có buổi gặp gỡ trao đổi. Trưởng nhóm, rất không may, là một cây bút trẻ nhưng sớm già dặn, thơ viết bóng bảy, trau chuốt, bài nào cũng có thể in báo ngay được, nhưng tôi lại thích một số nhóm viên khác hơn, tuy có khập khênh, lúc thừa, lúc thiếu, nhưng thỉnh thoảng lại loé lên những câu những ý độc đáo. Tôi khuyến khích lối viết hồn nhiên, nhiều bản năng này hơn. Sau đó thì không thấy nhóm này đưa thơ nữa.
Bẵng đi khá lâu, tôi gặp lại cậu nhóm trưởng, bây giờ đã là biên tập viên cho một tờ báo. Cậu ấy làm như là không quen biết. Chỉ có điều, hoặc là cậu ấy đã thôi làm thơ, hoặc là thơ cậu ấy cũng không gây được chú ý gì, nếu không đã nghe nhắc tên đâu đó.
Thơ trẻ, thường được chú ý nhiều hơn. Lớp nhà thơ đi trước, phần nhiều đã định hình một tên tuổi, một phong cách. Không phải họ không hay, nhưng thường thì người đọc chú ý hơn những cái lạ, cái mới của thơ. Đọc báo, cả những tờ báo chuyên ngành về văn học, không phải lúc nào cũng đọc được những bài thơ có cá tính rõ nét, mới và lạ. Mỗi bài thơ đều có từ tính, công năng tác động tới độc giả riêng, không phủ nhận được sự lưa chọn khách quan của các biên tập viên, nhưng để có bài thơ làm ánh ỏi, lấp loé lên một giọng điệu thơ mới là rất khó.
Hình như là từ đầu năm 2012 tôi mới chơi FB. Vào FB có lắm cái vui, nhưng cũng dễ sa lầy mất thì giờ kinh khủng. Trong lúc đọc linh ta linh tinh trên đó, tôi đọc được những bài thơ của Nồng Nàn Phố. Phố là mẫu tác giả trẻ mà tôi thích. Bản năng, riết róng và dũng cảm. Có cảm giác như cô bé này không sợ một ai, không sợ một điều gì. Nhờ trang mạng xã hội, không ai kiểm duyệt, không ai biên tập mà Phố lọt lưới hết cả những nghĩ suy thầm kín, những nhận xét táo tợn, những mô tả sát sàn sạt những vấn đề nhạy cảm, những suy nghĩ có độ to tát nhưng lại bằng giọng lưỡi của một đứa trẻ con.
Tôi hỏi một bạn viết cùng trang lứa với Phố. Biết được chút thoáng. Có lần tôi hỏi Phố in thơ đâu chưa? Phố bảo chưa, và cháu cũng không thích.! Âu đó cũng là một điều may!
Cầm tập thơ mỏng mảnh, có cái đầu đề chẳng giống ai: Anh ngủ thêm đi anh, em phải dậy lấy chồng, chữ nhỏ, lại in mờ rất khó đọc. Rồi nhẩn nha, một lần đọc vài ba bài, cuối cùng thì cũng đọc xong tập thơ của Phố. Với người khác không biết thế nào, nhưng với tôi, tôi cho rằng, trong số các cây bút trẻ hiện nay, thì Phố là cây bút thơ có nội lực nhất. Xem qua một vài bài viết, đọc được trên mạng, lại xem cả một số comment về thơ Phố, thấy khen chê khác nhau. Nhưng khen chê cũng là chuyện bình thường. Đem bỏ thơ Phố vào “khuôn vàng thước ngọc”, vào chuẩn mực đánh giá về cấu trúc, về các quy chiếu khác của văn học, trong mắt các nhà phê bình, các nhà văn có đẳng cấp, có thẩm quyền lượng định độ cao thấp, hay dở của thơ, hẳn là tập Anh ngủ thêm đi anh em phải dậy lấy chồng sẽ có chỗ thừa, chỗ thiếu, nó không vừa với khuôn thước đánh giá. Nhưng nói rằng, thơ Phố rơi vào thứ thơ dung tục, thơ thương vay khóc mướn thì không đúng. Nhân đọc thơ Phố, tôi muốn nói rộng ra một chút về thơ, đương nhiên là, tôi không nhân danh gì cả, càng không muốn phê phán ai, hay đụng chạm đến quan niệm thơ của người khác. Tôi chỉ nói như là nói riêng với Phố, như là để cho Phố khỏi hốt hoảng trước những nhận xét theo hướng chê bai từ phía bạn đọc hay từ phia những nhà phê bình, những nhà văn, nhà thơ lớn mà thôi.
Đã có một thời rất lâu, người ta không cần phải đặt ra câu hỏi, thơ là gì, thơ hay là thế nào, bởi điều đó đã có người trả lời hộ. Người đó, có công chứng bằng địa vị, đẳng cấp rồi, cứ thế mà tin. Muốn dẫn chứng thơ hay thì cứ đem thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu ra, đố ai dám cãi. Bây giờ xem ra không dễ như thế.
Một vài tờ báo độc tôn về văn chương trước đây, in được một bài thơ ở đấy là thành nổi tiếng. Cánh cửa hẹp của in ấn và xuất bản bây giờ nó được mở toang ra. Việc in thơ trên báo, xuất bản thơ thành tập riêng dễ dàng hơm rất nhiều. In thơ không còn thiêng như trước nữa.
Các nhà thơ vẫn làm thơ. Nhiều người quậy cựa tìm cách đổi mới mình. Các thế hệ làm thơ sau thời chống Mỹ cũng có nhiều đổi khác, cả bút pháp lẫn nội dung tư tưởng. Nhưng, dường như thị phần dành cho thơ trẻ trong xã hội vẫn hết sức nhỏ bé, khiêm tốn. Thơ xuất bản, thơ trên báo chí, trên mạng internet vẫn chủ yếu là thơ già, thơ của những người đã nghỉ hưu là chính. Những người trẻ bây giờ họ lo làm kinh tế, những người còn dành tâm huyết cho thơ thật hiếm và quý biết bao!
Công bằng mà nói, công chúng của thơ hôm nay già hơn công chúng thơ ngày xưa nhiều. Hàng ngàn câu lạc bộ thơ trong cả nước chắc chỉ có khoảng chục câu lạc bộ thơ trẻ. Các hội VH-NT cũng vậy, số hội viên trẻ rất ít. Chưa nói đến tính quy định nội tại của ý thức, chỉ nói đến nhu cầu thẩm mỹ giữa người già và người trẻ thôi thì đã có sự khác nhau rõ rệt lắm rồi.
Trong phạm vi có thể biết, nhất là với một số tác giả trẻ gần gũi, cả thơ và văn, trong đó có một số bước đầu đã được biết đến với tư cách là một tác giả, thì, cái dễ nhận ra ở họ, là sự chắc chắn, đĩnh đạc. Vốn văn hoá mà họ được trang bị trước lúc cầm bút là khá căn bản. Nhiều trong số này đã được phát hiện, bồi dưỡng và đang là những cây bút trẻ được chăm chút với nhiều đãi ngộ, khuyến khích. Nồng Nàn Phố không nằm trong số này. Nồng Nàn Phố hoàn toàn “hoang dã” cho đến trước khi ra tập thơ đầu tay của mình.
Cần thiết phải nói thêm một chút về nơi “khai sinh” ra cái tên Nồng Nàn Phố. Nơi “khai sinh” Nồng Nàn Phố là Facebook. Facebook là một website truy cập miễn phí. Mọi người cũng có thể kết bạn, gửi tin nhắn và cập nhật trang hồ sơ cá nhân của mình để thông báo cho bạn bè biết về chúng. Không nhớ rõ là Facebook vào Việt Nam từ bao giờ, nhưng nó nhanh chóng thu hút một lượng người tham gia khá đông đảo.
Cũng trên trang mạng xã hội này, ta bắt gặp nhiều tâm tư, nhiều trạng huống tình cảm ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Chính từ những giãi bày tâm sự này Nồng Nàn Phố đến với thơ một cách hồn hậu, vô tư và trong khiết.
Thơ Nồng Nàn Phố lượm nhặt được không ít ưu ái, khuyến khích của đông đảo bạn đọc, cả già lẫn trẻ, và đương nhiên, cũng có những bạn đọc, cũng cả già lẫn trẻ, không tâm phục, khẩu phục đã đành, mà còn tỏ ra thiếu thiện cảm với thơ Phố nữa. Việc ưu ái, khuyến khích, ủng hộ thì thôi không nói nữa, nhưng, phê phán thơ Phố thì cần có cái lý, cái lẽ của nó chứ. Đương nhiên là, có thể cứ không thích mà chẳng cần lý lẽ gì. Đó là quyền riêng, không có gì phải bàn, nhưng chê bai, bài bác thì không thể nói theo, không thể nói bừa được.
Tôi đọc thơ Nồng Nàn Phố (NNP) không nhiều, và gần như chưa bao giờ like hay ghi comment dưới các bài thơ của Phố đăng trên trang FB. Nhớ lần đọc đầu tiên, bài thơ tôi không còn nhớ tên, chỉ nhớ là bài thơ viết về sự vô tình, bạc bẽo của người cha (người đàn ông) và gánh nặng đời người mà người mẹ (người đàn bà) phải gánh không chỉ có cơm áo mà có cả những tủi hờn cay cực do người cha (người đàn ông) gây nên. Bài thơ như chạm khía vào lòng tự ái đàn ông trong tôi. Tôi đã trộm nghĩ, hay cô bé này có một hoàn cảnh như trong bài thơ nên mới viết về người cha (người đàn ông) cay nghiệt thế?
Đọc thơ hay văn, thường thì ấn tượng lần đọc đầu rất quan trọng. Nhiều khi chỉ một chi tiết trong thơ hay trong văn, mà ám ảnh người đọc suốt cả đời. Trong thơ NNP cũng có những chi tiết ám ảnh như vậy. Chi tiết, nếu tôi nói không ngoa, là cái để phân biệt tài năng của nhà văn. Tư tưởng lớn cũng phải thông qua những chi tiết nhỏ thì nó mới thành nhà văn lớn được!
Bẵng đi khá lâu, tôi gặp lại cậu nhóm trưởng, bây giờ đã là biên tập viên cho một tờ báo. Cậu ấy làm như là không quen biết. Chỉ có điều, hoặc là cậu ấy đã thôi làm thơ, hoặc là thơ cậu ấy cũng không gây được chú ý gì, nếu không đã nghe nhắc tên đâu đó.
Thơ trẻ, thường được chú ý nhiều hơn. Lớp nhà thơ đi trước, phần nhiều đã định hình một tên tuổi, một phong cách. Không phải họ không hay, nhưng thường thì người đọc chú ý hơn những cái lạ, cái mới của thơ. Đọc báo, cả những tờ báo chuyên ngành về văn học, không phải lúc nào cũng đọc được những bài thơ có cá tính rõ nét, mới và lạ. Mỗi bài thơ đều có từ tính, công năng tác động tới độc giả riêng, không phủ nhận được sự lưa chọn khách quan của các biên tập viên, nhưng để có bài thơ làm ánh ỏi, lấp loé lên một giọng điệu thơ mới là rất khó.
Hình như là từ đầu năm 2012 tôi mới chơi FB. Vào FB có lắm cái vui, nhưng cũng dễ sa lầy mất thì giờ kinh khủng. Trong lúc đọc linh ta linh tinh trên đó, tôi đọc được những bài thơ của Nồng Nàn Phố. Phố là mẫu tác giả trẻ mà tôi thích. Bản năng, riết róng và dũng cảm. Có cảm giác như cô bé này không sợ một ai, không sợ một điều gì. Nhờ trang mạng xã hội, không ai kiểm duyệt, không ai biên tập mà Phố lọt lưới hết cả những nghĩ suy thầm kín, những nhận xét táo tợn, những mô tả sát sàn sạt những vấn đề nhạy cảm, những suy nghĩ có độ to tát nhưng lại bằng giọng lưỡi của một đứa trẻ con.
Tôi hỏi một bạn viết cùng trang lứa với Phố. Biết được chút thoáng. Có lần tôi hỏi Phố in thơ đâu chưa? Phố bảo chưa, và cháu cũng không thích.! Âu đó cũng là một điều may!
Cầm tập thơ mỏng mảnh, có cái đầu đề chẳng giống ai: Anh ngủ thêm đi anh, em phải dậy lấy chồng, chữ nhỏ, lại in mờ rất khó đọc. Rồi nhẩn nha, một lần đọc vài ba bài, cuối cùng thì cũng đọc xong tập thơ của Phố. Với người khác không biết thế nào, nhưng với tôi, tôi cho rằng, trong số các cây bút trẻ hiện nay, thì Phố là cây bút thơ có nội lực nhất. Xem qua một vài bài viết, đọc được trên mạng, lại xem cả một số comment về thơ Phố, thấy khen chê khác nhau. Nhưng khen chê cũng là chuyện bình thường. Đem bỏ thơ Phố vào “khuôn vàng thước ngọc”, vào chuẩn mực đánh giá về cấu trúc, về các quy chiếu khác của văn học, trong mắt các nhà phê bình, các nhà văn có đẳng cấp, có thẩm quyền lượng định độ cao thấp, hay dở của thơ, hẳn là tập Anh ngủ thêm đi anh em phải dậy lấy chồng sẽ có chỗ thừa, chỗ thiếu, nó không vừa với khuôn thước đánh giá. Nhưng nói rằng, thơ Phố rơi vào thứ thơ dung tục, thơ thương vay khóc mướn thì không đúng. Nhân đọc thơ Phố, tôi muốn nói rộng ra một chút về thơ, đương nhiên là, tôi không nhân danh gì cả, càng không muốn phê phán ai, hay đụng chạm đến quan niệm thơ của người khác. Tôi chỉ nói như là nói riêng với Phố, như là để cho Phố khỏi hốt hoảng trước những nhận xét theo hướng chê bai từ phía bạn đọc hay từ phia những nhà phê bình, những nhà văn, nhà thơ lớn mà thôi.
Đã có một thời rất lâu, người ta không cần phải đặt ra câu hỏi, thơ là gì, thơ hay là thế nào, bởi điều đó đã có người trả lời hộ. Người đó, có công chứng bằng địa vị, đẳng cấp rồi, cứ thế mà tin. Muốn dẫn chứng thơ hay thì cứ đem thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu ra, đố ai dám cãi. Bây giờ xem ra không dễ như thế.
Một vài tờ báo độc tôn về văn chương trước đây, in được một bài thơ ở đấy là thành nổi tiếng. Cánh cửa hẹp của in ấn và xuất bản bây giờ nó được mở toang ra. Việc in thơ trên báo, xuất bản thơ thành tập riêng dễ dàng hơm rất nhiều. In thơ không còn thiêng như trước nữa.
Các nhà thơ vẫn làm thơ. Nhiều người quậy cựa tìm cách đổi mới mình. Các thế hệ làm thơ sau thời chống Mỹ cũng có nhiều đổi khác, cả bút pháp lẫn nội dung tư tưởng. Nhưng, dường như thị phần dành cho thơ trẻ trong xã hội vẫn hết sức nhỏ bé, khiêm tốn. Thơ xuất bản, thơ trên báo chí, trên mạng internet vẫn chủ yếu là thơ già, thơ của những người đã nghỉ hưu là chính. Những người trẻ bây giờ họ lo làm kinh tế, những người còn dành tâm huyết cho thơ thật hiếm và quý biết bao!
Công bằng mà nói, công chúng của thơ hôm nay già hơn công chúng thơ ngày xưa nhiều. Hàng ngàn câu lạc bộ thơ trong cả nước chắc chỉ có khoảng chục câu lạc bộ thơ trẻ. Các hội VH-NT cũng vậy, số hội viên trẻ rất ít. Chưa nói đến tính quy định nội tại của ý thức, chỉ nói đến nhu cầu thẩm mỹ giữa người già và người trẻ thôi thì đã có sự khác nhau rõ rệt lắm rồi.
Trong phạm vi có thể biết, nhất là với một số tác giả trẻ gần gũi, cả thơ và văn, trong đó có một số bước đầu đã được biết đến với tư cách là một tác giả, thì, cái dễ nhận ra ở họ, là sự chắc chắn, đĩnh đạc. Vốn văn hoá mà họ được trang bị trước lúc cầm bút là khá căn bản. Nhiều trong số này đã được phát hiện, bồi dưỡng và đang là những cây bút trẻ được chăm chút với nhiều đãi ngộ, khuyến khích. Nồng Nàn Phố không nằm trong số này. Nồng Nàn Phố hoàn toàn “hoang dã” cho đến trước khi ra tập thơ đầu tay của mình.
Cần thiết phải nói thêm một chút về nơi “khai sinh” ra cái tên Nồng Nàn Phố. Nơi “khai sinh” Nồng Nàn Phố là Facebook. Facebook là một website truy cập miễn phí. Mọi người cũng có thể kết bạn, gửi tin nhắn và cập nhật trang hồ sơ cá nhân của mình để thông báo cho bạn bè biết về chúng. Không nhớ rõ là Facebook vào Việt Nam từ bao giờ, nhưng nó nhanh chóng thu hút một lượng người tham gia khá đông đảo.
Cũng trên trang mạng xã hội này, ta bắt gặp nhiều tâm tư, nhiều trạng huống tình cảm ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Chính từ những giãi bày tâm sự này Nồng Nàn Phố đến với thơ một cách hồn hậu, vô tư và trong khiết.
Thơ Nồng Nàn Phố lượm nhặt được không ít ưu ái, khuyến khích của đông đảo bạn đọc, cả già lẫn trẻ, và đương nhiên, cũng có những bạn đọc, cũng cả già lẫn trẻ, không tâm phục, khẩu phục đã đành, mà còn tỏ ra thiếu thiện cảm với thơ Phố nữa. Việc ưu ái, khuyến khích, ủng hộ thì thôi không nói nữa, nhưng, phê phán thơ Phố thì cần có cái lý, cái lẽ của nó chứ. Đương nhiên là, có thể cứ không thích mà chẳng cần lý lẽ gì. Đó là quyền riêng, không có gì phải bàn, nhưng chê bai, bài bác thì không thể nói theo, không thể nói bừa được.
Tôi đọc thơ Nồng Nàn Phố (NNP) không nhiều, và gần như chưa bao giờ like hay ghi comment dưới các bài thơ của Phố đăng trên trang FB. Nhớ lần đọc đầu tiên, bài thơ tôi không còn nhớ tên, chỉ nhớ là bài thơ viết về sự vô tình, bạc bẽo của người cha (người đàn ông) và gánh nặng đời người mà người mẹ (người đàn bà) phải gánh không chỉ có cơm áo mà có cả những tủi hờn cay cực do người cha (người đàn ông) gây nên. Bài thơ như chạm khía vào lòng tự ái đàn ông trong tôi. Tôi đã trộm nghĩ, hay cô bé này có một hoàn cảnh như trong bài thơ nên mới viết về người cha (người đàn ông) cay nghiệt thế?
Đọc thơ hay văn, thường thì ấn tượng lần đọc đầu rất quan trọng. Nhiều khi chỉ một chi tiết trong thơ hay trong văn, mà ám ảnh người đọc suốt cả đời. Trong thơ NNP cũng có những chi tiết ám ảnh như vậy. Chi tiết, nếu tôi nói không ngoa, là cái để phân biệt tài năng của nhà văn. Tư tưởng lớn cũng phải thông qua những chi tiết nhỏ thì nó mới thành nhà văn lớn được!
Chủ đề cùng chuyên mục
- Đọc "Tháng tư màu nhớ" của Phạm Đức Mạnh
- Cảm nhận về bài thơ "Bỏ yêu" của Đặng Xuân Xuyến
- Trần Vấn Lệ: Người ly khách ôm kỷ niệm với những vần thơ mang nặng nỗi hoài tình
- Thơ, em và quê hương trong "Thơ Trần Vấn Lệ"
- Bình giảng bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử
- Đọc bài thơ "Say yêu" nghĩ về thơ tình của Đặng Xuân Xuyến
- Nồng Nàn Phố: Tôi đang tìm người đàn ông không ngây thơ
- Tình thơ Nồng Nàn Phố: ngọt đắng từ trái tim đàn bà Song Tử
- Nồng Nàn Phố - yêu để mà đau!
- Nồng Nàn Phố: Những vần thơ đầy cảm xúc và rất đàn bà