Trong nhiều ngày liên tiếp - người bạn thâm niên cùng trường, cùng lớp với tôi 55 năm trước tại trường công lập Phan Bội Châu, Phan Thiết khi chúng tôi vừa bước vào ngưỡng cửa trung học đã chuyển về Trang Thơ Cuối Tuần hơn 20 bài thơ mới với nhiều bút hiệu khác nhau mà anh đã xử dụng: Trần Vấn Lệ [TVL], Trần Trung Tá, Lê Phụng An, Lê Nhiên Hạo...
Trước khi Luật Báo Chí 72 ra đời, lúc tôi còn viết feuilleton và phụ trách vài trang VHNT, anh Tường Linh [TL] đã trao cho tôi đọc mấy bài thơ của Trần Vấn Lệ mà anh khen hay và cho biết người này gốc "xứ nước mắm, biển mặn" như tôi. Tôi hỏi anh TL có phải tác giả này là một bút hiệu khác của anh Thế Viên hay Kiều Thệ Thủy chăng. Hoặc giả là của Tôn Thất Trâm [Thi Thi Hùng Lân/Vũ Đài Sơn] vì trong lớp bấy giờ trong khi tôi, Trần Thiện Thanh [TTT], Lê Văn Nghê, Lê Văn Trung, Bùi Minh Ngọc, Lê Bá Hùng... chơi đàn giây, thổi sáo, tiêu, hoặc hát cho ban nhạc của vợ chồng "nhạc sĩ mù", trình diễn cuối tuần trong khu công viên chateau d'eau - giúp Ty Thanh Niên và gia đình Phật tử - thì vào năm đệ ngũ anh Tôn Thất Trâm và anh tôi là Phan Bá Thuần Hậu [Anh Thuần/Phóng Viên Kính Trắng] đã khởi sự "giở chứng" mần thơ "tán gái". Thơ của hai anh này thì luôn chứa chan khổ lụy, ướt đẫm tình sầu. Còn Bùi Thanh Minh, Bùi Nhật Huy, Nguyễn Thanh Liêm, Huỳnh Ngọc Hùng, Trần Thiện Trung, Phan Đổng Lý ... thì y như bầy thú dữ luôn tìm cách vào sân banh nhà trường hay sân vận động Phan thành để phá phách, "đá cẳng" bạn bè. TVL thì luôn ngoan hiền và chỉ lặng lẽ theo dõi các cuộc vui.
Anh Tường Linh thì không rõ, anh cho biết anh chỉ nghe anh Tô Kiều Ngân - người thay thế cố thi sĩ Đinh Hùng chăm sóc chương trình thi ca Tao Đàn, nói như vậy khi giao bài để anh chọn, phổ biến. Hỏi thêm các anh Hoàng Trúc Ly, Nguyễn Thu Minh, Trần Tuấn Kiệt, Kiên Giang Hà Huy Hà, Hoài Thương, những người phụ trách việc tuyển chọn, giới thiệu thơ cho các báo lúc bấy giờ, thì cũng chẳng ai biết tên thật của Trần Vấn Lệ. Bởi lúc đó TVL đang ở Đà Lạt và tên anh còn hơi mới mẻ đối với giới văn nghệ, làm báo tại Sàigòn.
Bạn học cũ bấy giờ lưu lạc khắp nơi. Kẻ vào quân ngũ, người về dạy lại trường xưa.
Hỏi thăm vài bạn đồng môn đang làm việc tại Sàigòn thì cũng chẳng ai biết rằng anh học sinh chất phác, hiền hòa năm nào nay chẳng những đã làm thi sĩ mà còn dám gởi một tập bản thảo mỏng - bất hợp lệ - về dự thi giải sáng tác VHNT của Tổng Thống VNCH [Giải Văn Chương Toàn Quốc] để tranh tài với các "kiện tướng" đã có nhiều tác phẩm ấn hành như Trần Tuấn Kiệt, Trần Dạ Từ, Du Tử Lê...
Khi Luật Báo Chí ban hành, tôi ngưng viết hẳn, nên thắc mắc trên cũng lắng chìm. Mãi đến năm 2005 sau hơn 5 năm tự cho phép mình về hưu, trôi nổi đó đây, ngao du Âu Á, tôi "ngứa nghề" bỏ tiền ra hợp tác, cứu sống một tạp chí đang "ngất ngư" theo lời đề nghị, kêu gọi của một số thân hữu cũ ở VN và hải ngoại mà TVL thường xuyên gởi bài. Nhờ nguyên do này cùng sự xác nhận của Nguyễn Tân Dân, Bùi Thanh Minh tại San José và Bùi Nhật Huy ở Fall Church, tôi mới nhận ra người mà tôi tìm hỏi hơn 34 năm trước là người bạn ít năng động ngày xưa của xóm vắng Xuân Phong. Tôi chỉ còn biết tự trách trí nhớ kém cõi của mình.
TVL sang Mỹ theo diện H.O và hiện cư ngụ tại Los Angeles. Mỗi cuối tuần đều chạy về quận Cam để hội ngộ, nhàn đàm cùng bằng hữu. Tính tình Lệ vẫn trầm mặc, ít nói như thủa nào.
Cho tới nay, TVL đã có hơn 30 thi phẩm ấn hành. Một số do anh xuất bản, một số do những người ái mộ thực hiện mà anh còn nhớ được:
BAY VỀ ĐÂU ĐÓ Ở QUÊ HƯƠNG * HỒN TAN TRONG THƠ * NẮNG RỚT VƯỜN XUÂN * GỬI EM MỘT ĐÓA HOA HỒNG * TA NHỚ NGƯỜI XA CÁCH NÚI SÔNG * TRĂM NĂM ĐỂ LẠI * NẾU BƯỚC CHÂN NGÀ CÓ MỎI * TỪ LÚC ĐƯA EM VỀ LÀ BIẾT XA NGHÌN TRÙNG * MAY MÀ CÓ EM ĐỜI CÒN DỄ THƯƠNG * MẤY AI BIẾT MÌNH SỐNG * MỘT THỜI TRONG TRANG THƠ * NÓI THẦM VỚI THƠ * ÁO DÀI EM TRẮNG BAY TRONG GIÓ NÓN LÁ BÀI THƠ CHUYỆN CỦA CHÀNG * CON TRAO TRẢO BỜ AO BAY ĐI BUỒN LẲNG LẶNG * HÌNH NHƯ TỪ TRONG CHIÊM BAO * CHIỀU BÊN SÔNG ĐỨNG TRÔNG LÀN KHÓI...
Tháng vừa rồi anh lại cho ra đời thêm một ấn phẩm thi ca mới: Trưa Buồn Bát Ngát Con Sông do họa sĩ Dương Ngọc Sum tại Westminster vẽ bìa.
Thơ Trần Vấn Lệ, vì thường viết liên tục nên có nhiều bài mới nhìn qua, người không rành chia nhịp, ngắt câu, có thể ngỡ anh làm thơ biền ngẫu, văn xuôi [poèm en prose]. Thí dụ một số bài tiêu biểu tôi giới thiệu dưới đây: Tùy Bút: ngũ ngôn, Đói Lòng Ăn Nửa Chén Cơm: lục bát, Mãi Mãi Sông Hương Nước Một Dòng: thất ngôn, Cúi Lậy Trời Cao, Gieo Gió: bát ngôn... thỉnh thoảng phá thể - chứ không phải hợp thể, một đôi câu thêm bớt chữ cho câu tròn ý hoặc để nhấn mạnh, truyền đạt nguồn cảm xúc.
Thơ anh nhẹ nhàng, rất nhẹ nhàng như hơi thở liên tục, như những sợi nắng chiều buông lơi trên kẻ lá, cành sen, phảng phất màu sắc hoài niệm, hoài tình. Đó là những tiếng lòng chân ái, và tha thiết. Đó cũng là những dấu ấn kỷ niệm, những lời kể lể, tự sự ngọt ngào hoặc đôi khi bởn cợt thân thiết với người tình hay bằng hữu cùng những hệ lụy, vấn nạn nhân sinh, thời thế... vương mang nỗi niềm hoài nhớ quê hương, tình yêu cũ.
Thơ TVL cấu trúc chặt chẽ, âm vận chuẩn mực, êm đềm và đầy nhạc tính và biết khéo léo tận dụng để lồng hay đặt "deep images" vào những chỗ đắc địa để làm nổi bật những hình ảnh vấn vương trong tâm tư anh. Lời thơ có lúc thánh thoát, chập chờn, réo rắc như tiếng hạ uy cầm, hay tiếng sáo chiều trên các cánh đồng mênh mông... có lúc trôi nổi, trầm buồn, nhàn nhã như những phím dương cầm được trình tấu bằng những ngón tay điêu luyện trong các thính đường ấm cúng.
Dù được ký dưới bút hiệu nào, dù được trình bày dưới thể loại nào tựu trung những vần thơ đó vẫn đồng qui, mang một tính chất dịu ngọt, êm đềm, vẫn cùng một thi pháp vững vàng cùng các thi ngữ, thi ảnh phổ quát bình dị, gần gũi. Không có sự gọt dũa, sáng tạo trong ngôn ngữ thi ca nhưng dưới ngòi bút đầy tình của Lệ những hình ảnh thông thường kia như được tiếp hơi trở nên sinh động, đáng yêu và nên thơ. Và thơ của Trần Vấn Lệ mãi mãi là của riêng TVL: chuyên biệt, lôi cuốn, không bị ràng buộc hay chịu ảnh hưởng của bất cứ người làm thơ nào dù họ đi trước hay đang cùng đi trên con đường thi-ca-viễn-mộng như anh.
Trong những cuộc điện đàm, gặp gở mới đây, con người trầm mặc, nhiều tư duy, dường như mang chút ít bất mãn thời thế ấy thường nhắc nhở với tôi về thời thiếu niên, về bằng hữu xưa, ngôi trường cũ... với giọng bùi ngùi, đầy xúc động, chân tình. Một trong những điện thư anh tâm sự: "Tôi làm thơ...vì không có công việc nào để làm dài hạn! Thơ trở thành hơi thở. Hết thơ...là chết."
Trong số anh em thân thiết của tôi - những người đã từng viết văn làm thơ trước 75 đến nay nhiều người sau khi định cư an vui cuộc sống mới đã gác bút. Một số ít thì chỉ sáng tác cầm chừng hay làm chủ nhật báo, tuần báo, tạp chí... Riêng Lệ, Trần Vấn Lệ thì hầu như vẫn miệt mài làm thơ mỗi ngày. Quả đúng như lời anh đã tâm sự với tôi. TVL vẫn yêu thơ vì thơ là linh hồn, là nhịp sống là hơi thở của anh. Ngày nào máu vẫn luân lưu trong tim, trong cơ thể, TVL vẫn còn miệt mài sáng tác, và con tằm sinh trưởng ở vùng ngoại ô Phan Thiết ấy vẫn còn tiếp tục nhả tơ cho đời và có thể để giãi trừ giải tỏa phần nào niềm u hoài, khắc khoải trong anh.
© Phan Bá Thụy Dương - 2009
Trước khi Luật Báo Chí 72 ra đời, lúc tôi còn viết feuilleton và phụ trách vài trang VHNT, anh Tường Linh [TL] đã trao cho tôi đọc mấy bài thơ của Trần Vấn Lệ mà anh khen hay và cho biết người này gốc "xứ nước mắm, biển mặn" như tôi. Tôi hỏi anh TL có phải tác giả này là một bút hiệu khác của anh Thế Viên hay Kiều Thệ Thủy chăng. Hoặc giả là của Tôn Thất Trâm [Thi Thi Hùng Lân/Vũ Đài Sơn] vì trong lớp bấy giờ trong khi tôi, Trần Thiện Thanh [TTT], Lê Văn Nghê, Lê Văn Trung, Bùi Minh Ngọc, Lê Bá Hùng... chơi đàn giây, thổi sáo, tiêu, hoặc hát cho ban nhạc của vợ chồng "nhạc sĩ mù", trình diễn cuối tuần trong khu công viên chateau d'eau - giúp Ty Thanh Niên và gia đình Phật tử - thì vào năm đệ ngũ anh Tôn Thất Trâm và anh tôi là Phan Bá Thuần Hậu [Anh Thuần/Phóng Viên Kính Trắng] đã khởi sự "giở chứng" mần thơ "tán gái". Thơ của hai anh này thì luôn chứa chan khổ lụy, ướt đẫm tình sầu. Còn Bùi Thanh Minh, Bùi Nhật Huy, Nguyễn Thanh Liêm, Huỳnh Ngọc Hùng, Trần Thiện Trung, Phan Đổng Lý ... thì y như bầy thú dữ luôn tìm cách vào sân banh nhà trường hay sân vận động Phan thành để phá phách, "đá cẳng" bạn bè. TVL thì luôn ngoan hiền và chỉ lặng lẽ theo dõi các cuộc vui.
Anh Tường Linh thì không rõ, anh cho biết anh chỉ nghe anh Tô Kiều Ngân - người thay thế cố thi sĩ Đinh Hùng chăm sóc chương trình thi ca Tao Đàn, nói như vậy khi giao bài để anh chọn, phổ biến. Hỏi thêm các anh Hoàng Trúc Ly, Nguyễn Thu Minh, Trần Tuấn Kiệt, Kiên Giang Hà Huy Hà, Hoài Thương, những người phụ trách việc tuyển chọn, giới thiệu thơ cho các báo lúc bấy giờ, thì cũng chẳng ai biết tên thật của Trần Vấn Lệ. Bởi lúc đó TVL đang ở Đà Lạt và tên anh còn hơi mới mẻ đối với giới văn nghệ, làm báo tại Sàigòn.
Bạn học cũ bấy giờ lưu lạc khắp nơi. Kẻ vào quân ngũ, người về dạy lại trường xưa.
Hỏi thăm vài bạn đồng môn đang làm việc tại Sàigòn thì cũng chẳng ai biết rằng anh học sinh chất phác, hiền hòa năm nào nay chẳng những đã làm thi sĩ mà còn dám gởi một tập bản thảo mỏng - bất hợp lệ - về dự thi giải sáng tác VHNT của Tổng Thống VNCH [Giải Văn Chương Toàn Quốc] để tranh tài với các "kiện tướng" đã có nhiều tác phẩm ấn hành như Trần Tuấn Kiệt, Trần Dạ Từ, Du Tử Lê...
Khi Luật Báo Chí ban hành, tôi ngưng viết hẳn, nên thắc mắc trên cũng lắng chìm. Mãi đến năm 2005 sau hơn 5 năm tự cho phép mình về hưu, trôi nổi đó đây, ngao du Âu Á, tôi "ngứa nghề" bỏ tiền ra hợp tác, cứu sống một tạp chí đang "ngất ngư" theo lời đề nghị, kêu gọi của một số thân hữu cũ ở VN và hải ngoại mà TVL thường xuyên gởi bài. Nhờ nguyên do này cùng sự xác nhận của Nguyễn Tân Dân, Bùi Thanh Minh tại San José và Bùi Nhật Huy ở Fall Church, tôi mới nhận ra người mà tôi tìm hỏi hơn 34 năm trước là người bạn ít năng động ngày xưa của xóm vắng Xuân Phong. Tôi chỉ còn biết tự trách trí nhớ kém cõi của mình.
TVL sang Mỹ theo diện H.O và hiện cư ngụ tại Los Angeles. Mỗi cuối tuần đều chạy về quận Cam để hội ngộ, nhàn đàm cùng bằng hữu. Tính tình Lệ vẫn trầm mặc, ít nói như thủa nào.
Cho tới nay, TVL đã có hơn 30 thi phẩm ấn hành. Một số do anh xuất bản, một số do những người ái mộ thực hiện mà anh còn nhớ được:
BAY VỀ ĐÂU ĐÓ Ở QUÊ HƯƠNG * HỒN TAN TRONG THƠ * NẮNG RỚT VƯỜN XUÂN * GỬI EM MỘT ĐÓA HOA HỒNG * TA NHỚ NGƯỜI XA CÁCH NÚI SÔNG * TRĂM NĂM ĐỂ LẠI * NẾU BƯỚC CHÂN NGÀ CÓ MỎI * TỪ LÚC ĐƯA EM VỀ LÀ BIẾT XA NGHÌN TRÙNG * MAY MÀ CÓ EM ĐỜI CÒN DỄ THƯƠNG * MẤY AI BIẾT MÌNH SỐNG * MỘT THỜI TRONG TRANG THƠ * NÓI THẦM VỚI THƠ * ÁO DÀI EM TRẮNG BAY TRONG GIÓ NÓN LÁ BÀI THƠ CHUYỆN CỦA CHÀNG * CON TRAO TRẢO BỜ AO BAY ĐI BUỒN LẲNG LẶNG * HÌNH NHƯ TỪ TRONG CHIÊM BAO * CHIỀU BÊN SÔNG ĐỨNG TRÔNG LÀN KHÓI...
Tháng vừa rồi anh lại cho ra đời thêm một ấn phẩm thi ca mới: Trưa Buồn Bát Ngát Con Sông do họa sĩ Dương Ngọc Sum tại Westminster vẽ bìa.
Thơ Trần Vấn Lệ, vì thường viết liên tục nên có nhiều bài mới nhìn qua, người không rành chia nhịp, ngắt câu, có thể ngỡ anh làm thơ biền ngẫu, văn xuôi [poèm en prose]. Thí dụ một số bài tiêu biểu tôi giới thiệu dưới đây: Tùy Bút: ngũ ngôn, Đói Lòng Ăn Nửa Chén Cơm: lục bát, Mãi Mãi Sông Hương Nước Một Dòng: thất ngôn, Cúi Lậy Trời Cao, Gieo Gió: bát ngôn... thỉnh thoảng phá thể - chứ không phải hợp thể, một đôi câu thêm bớt chữ cho câu tròn ý hoặc để nhấn mạnh, truyền đạt nguồn cảm xúc.
Thơ anh nhẹ nhàng, rất nhẹ nhàng như hơi thở liên tục, như những sợi nắng chiều buông lơi trên kẻ lá, cành sen, phảng phất màu sắc hoài niệm, hoài tình. Đó là những tiếng lòng chân ái, và tha thiết. Đó cũng là những dấu ấn kỷ niệm, những lời kể lể, tự sự ngọt ngào hoặc đôi khi bởn cợt thân thiết với người tình hay bằng hữu cùng những hệ lụy, vấn nạn nhân sinh, thời thế... vương mang nỗi niềm hoài nhớ quê hương, tình yêu cũ.
Thơ TVL cấu trúc chặt chẽ, âm vận chuẩn mực, êm đềm và đầy nhạc tính và biết khéo léo tận dụng để lồng hay đặt "deep images" vào những chỗ đắc địa để làm nổi bật những hình ảnh vấn vương trong tâm tư anh. Lời thơ có lúc thánh thoát, chập chờn, réo rắc như tiếng hạ uy cầm, hay tiếng sáo chiều trên các cánh đồng mênh mông... có lúc trôi nổi, trầm buồn, nhàn nhã như những phím dương cầm được trình tấu bằng những ngón tay điêu luyện trong các thính đường ấm cúng.
Dù được ký dưới bút hiệu nào, dù được trình bày dưới thể loại nào tựu trung những vần thơ đó vẫn đồng qui, mang một tính chất dịu ngọt, êm đềm, vẫn cùng một thi pháp vững vàng cùng các thi ngữ, thi ảnh phổ quát bình dị, gần gũi. Không có sự gọt dũa, sáng tạo trong ngôn ngữ thi ca nhưng dưới ngòi bút đầy tình của Lệ những hình ảnh thông thường kia như được tiếp hơi trở nên sinh động, đáng yêu và nên thơ. Và thơ của Trần Vấn Lệ mãi mãi là của riêng TVL: chuyên biệt, lôi cuốn, không bị ràng buộc hay chịu ảnh hưởng của bất cứ người làm thơ nào dù họ đi trước hay đang cùng đi trên con đường thi-ca-viễn-mộng như anh.
Trong những cuộc điện đàm, gặp gở mới đây, con người trầm mặc, nhiều tư duy, dường như mang chút ít bất mãn thời thế ấy thường nhắc nhở với tôi về thời thiếu niên, về bằng hữu xưa, ngôi trường cũ... với giọng bùi ngùi, đầy xúc động, chân tình. Một trong những điện thư anh tâm sự: "Tôi làm thơ...vì không có công việc nào để làm dài hạn! Thơ trở thành hơi thở. Hết thơ...là chết."
Trong số anh em thân thiết của tôi - những người đã từng viết văn làm thơ trước 75 đến nay nhiều người sau khi định cư an vui cuộc sống mới đã gác bút. Một số ít thì chỉ sáng tác cầm chừng hay làm chủ nhật báo, tuần báo, tạp chí... Riêng Lệ, Trần Vấn Lệ thì hầu như vẫn miệt mài làm thơ mỗi ngày. Quả đúng như lời anh đã tâm sự với tôi. TVL vẫn yêu thơ vì thơ là linh hồn, là nhịp sống là hơi thở của anh. Ngày nào máu vẫn luân lưu trong tim, trong cơ thể, TVL vẫn còn miệt mài sáng tác, và con tằm sinh trưởng ở vùng ngoại ô Phan Thiết ấy vẫn còn tiếp tục nhả tơ cho đời và có thể để giãi trừ giải tỏa phần nào niềm u hoài, khắc khoải trong anh.
© Phan Bá Thụy Dương - 2009
* Sơ lược tiểu sử :Trần Vấn Lệ
Sinh vào cuối tháng 5 - 1942 tại làng Xuân Phong ngoại vi châu thành Phan Thiết, trưởng thành tại Đà Lạt, cựu giáo chức và sĩ quan VNCH.
Sang Hoa Kỳ theo diện H.O kể từ tháng 11-1989 và hiện cư trú tại vùng phụ cận quận Los Angeles - California.
* Tác phẩm thi ca đã xuất bản :
BAY VỀ ĐÂU ĐÓ Ở QUÊ HƯƠNG * HỒN TAN TRONG THƠ * NẮNG RỚT VƯỜN XUÂN * GỬI EM MỘT ĐÓA HOA HỒNG * TA NHỚ NGƯỜI XA CÁCH NÚI SÔNG * TRĂM NĂM ĐỂ LẠI * NẾU BƯỚC CHÂN NGÀ CÓ MỎI * TÙ LÚC ĐƯA EM VỀ LÀ BIẾT XA NGHÌN TRÙNG * MAY MÀ CÓ EM ĐỜI CÒN DỄ THƯƠNG * MẤY AI BIẾT MÌNH SỐNG * MỘT THỜI TRONG TRANG THƠ * NÓI THẦM VỚI THƠ * ÁO DÀI EM TRẮNG BAY TRONG GIÓ NÓN LÁ BÀI THƠ CHUYỆN CỦA CHÀNG * CON TRAO TRẢO BỜ AO BAY ĐI BUỒN LẲNG LẶNG * HÌNH NHƯ TÙ TRONG CHIÊM BAO * CHIỀU BÊN SÔNG ĐỨNG TRÔNG LÀN KHÓI...
Chủ đề cùng chuyên mục
- corgislot
- 1xslots
- Скачать букмекерскую контору на андроид
- Đọc "Tháng tư màu nhớ" của Phạm Đức Mạnh
- Cảm nhận về bài thơ "Bỏ yêu" của Đặng Xuân Xuyến
- Thơ, em và quê hương trong "Thơ Trần Vấn Lệ"
- Bình giảng bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử
- Đọc bài thơ "Say yêu" nghĩ về thơ tình của Đặng Xuân Xuyến
- Nồng Nàn Phố: Tôi đang tìm người đàn ông không ngây thơ
- Tình thơ Nồng Nàn Phố: ngọt đắng từ trái tim đàn bà Song Tử